Tìm hiểu cấu tạo nồi áp suất và cách sử dụng nồi áp suất an toàn

nồi áp suất

Tìm hiểu cấu tạo nồi áp suất và cách sử dụng nồi áp suất an toàn

Nồi áp suất ngày càng được sử dụng khá phổ biến và là một trong những dụng cụ quen thuộc và không thể nào thiết trong mỗi gian bếp của các gia đình. Thế nhưng không phải ai cũng nắm được cấu tạo nồi áp suất và cách sử dụng chúng sao cho an toàn và đảm bảo nhất khi sử dụng

nồi áp suất

Tìm hiểu cấu tạo nồi áp suất và nguyên lý

Nồi áp suất có 2 loại khác nhau đó là nồi áp suất cơ và nồi áp suất điện:

+ Nồi áp suất cơ: Đây là loại nồi áp suất truyền thống với các thao tác đóng mở nắp nồi nó sẽ đều được thực hiện bằng lực của tay. Và trong quá trình nấu thì chúng ta cần phải tự căn chỉnh thời gian để tắt bếp.

Hiện nay trên thị trường có các loại nồi áp suất cơ được sử dụng phổ biến như:

– Nồi Áp Suất Elo Praktika XS Darling

– Nồi Áp Suất FUJIKA Đáy Từ

– Nồi áp suất 3 đáy Inox 304 Elmich

+Nồi áp suất điện: Là loại nồi với các lịn kiện vi mạch điện tử thông minh giúp điều khiển hoạt động của nồi. Cũng như giúp người dùng có thể dễ dàng sử dụng và chúng ta không cần căn chỉnh thời gian để nấu chín thức ăn

Một số loại nồi áp suất các hãng được đánh giá cao như:

Nồi áp suất Koreaking

– Nồi áp suất Nagakawa

– Nồi áp suất Kangaroo

nồi áp suất

Cấu tạo nồi áp suất

Cấu tạo nồi áp suất vô cùng quan trọng. Nếu như chúng ta nắm được cấu tạo của nó thì sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong quá trình sử dụng cũng như sửa chữa nếu gặp vấn đề. Và nồi áp suất được chia ra làm 2 loại chính vì vậy cho nên cấu tạo của nó cũng khác nhau:

Cấu tạo nồi áp suất cơ

Cấu tạo nồi áp suất cơ bao gồm các bộ phận:

+ Thân nồi: Được làm bằng thép hoặc inox có chất lượng cao, dày, chịu được nhiệt độ và áp suất cao

+ Tay nắm phụ: Sau khi đã đậy nắp nồi thì dùng tay nắm phụ cùng với lại tay nắm trên và tay nắm dưới để có thể nhấc đước nồi lên.

+ Tay nắm dưới: Kết hợp với tay nắm trên để khóa phần nắp và thân nồi

+ Vòng đệm: Bộ phận này còn được gọi là gioăng giúp cho nắp và thân nồi được khít chặt với nhau và không có khe hở

+ Chốt khóa: Dùng để gắn nắp và thân nồi lại

+ Van trượt: Nó để cố định chốt khóa

+ Rãnh thông hơi: Đây là đường dẫn để không khí có thể thoát được ra ngoài khi mà áp suất quá cao

+ Tay nắm trên: Kết hợp với lại tay nắm dưới để khóa phần nắp và thân nồi sao cho thật chắc chắn

+ Chốt chỉ thị nấu: Đây là thiết bị an toàn giúp phân biệt trạng thái nấu ăn đã chín hay chưa. Sự nhận biết này được thông qua sự chuyển động của nút và tiếng xì của hơi nước

+ Miệng nồi: Dùng để cố định chốt chỉ thị nấu

cấu tạo nồi áp suất cơ

+ Van an toàn: Đây là thiết bị giúp thoát hơi nước một cách tự động khi mà nhiệt độ lên quá cao

+ Vành nắp: Dùng để gắn và giữ các chi tiết lên trên nắp nồi

+ Bộ lọc: Lọc không khí khi ra khỏi nồi áp suất

+ Van báo động: Phát ra tiếng kêu khi thức ăn đã chín hoặc nhiệt độ tăng quá cao

Cấu tạo nồi áp suất điện

Cấu tạo nồi áp suất điện cũng tương tự như cấu tạo nồi áp suất cơ. Thế nhưng tuy nhiên cũng có một số điểm khác nhau như:

+ Đối với cấu tạo nồi áp suất điện nó có thêm phần ruột nồi riêng

+ Thân nồi: Được bao bọc bên ngoài ruột nồi chứa các linh kiện điện tử, mâm nhiệt, bảng điều khiển

+ Bảng điều khiên: Hiển thị các chế độ nấu và đèn báo hiệu

+ Nắp nồi: Có tay cần phần nắp và van xả áp suất

+ Phụ kiện đi kèm: Dây nguồn, muỗng, cốc đo

cấu tạo nồi áp suất điện

Nguyên lý của nồi áp suất

Khi mà cung cấp nhiệt cho nồi thì sẽ làm nóng phần không khí ở bên trong. Không khí nóng sẽ không thoát được ra ngoài và sẽ làm gia tăng áp suất khiến cho nước sôi ở nhiệt độ cao hơn 100 độ C. Điều này khiến cho nước có thể dễ dàng thẩm thấu được vào bên trong thức ăn hơn khiến cho chúng chính và mềm nhanh hơn.

Để khi mà dừng cung cấp nhiệt thì nhiệt lượng trong nồi vẫn còn. Nó sẽ được thoát ra rất chậm và thức ăn khi này vẫn tiếp tục được đun nấu cho nên sẽ tiết kiệm năng lượng

nguyên lý hoạt động nồi áp suất

Công dụng của nồi áp suất

Nồi áp suất có rất nhiều các công dụng khác nhau như:

+ Giảm thời gian nấu nướng

Dựa vào cấu tạo nồi áp suất chúng ta đã biết quá trình nấu thực phẩm nồi áp suất sẽ được đóng kín khiến cho áp suất sẽ tăng cao và không hề thoát ra bên ngoài. Chính áp suất cùng nhiệt độ cao sẽ giúp cho thức ăn sẽ được nấu chín một cách nhanh chóng hơn từ đó cũng giúp cho người dùng có thể tiết kiệm được năng lượng một cách hiệu quả nhất

+ Giữ chất dinh dưỡng có trong thức ăn

Như chúng ta đã biết thực phẩm mà ngâm càng lâu trong nước thì nó sẽ càng khiến cho chất dinh dưỡng và hương vị bị mất Đi. Thế nhưng tuy nhiên với nồi áp suất thì nó lại khác. Thời gian nấu sẽ được rút ngắn đi một cách đáng kể chính bởi vậy cho nên sẽ hạn chế được khả năng các vitamin và khoáng chất trong thức ăn sẽ bị hao hụt

+ Chế biến được đa dạng các món ăn

Dù là nồi áp suất cơ hay áp suất điện đi nữa thì bạn cũng có thể sử dụng để chế biến được rất đa dạng các món ăn. Giờ đây bạn sẽ có thể nhanh chóng hoàn thành món soup bổ dưỡng các món hầm thơm ngon, món luộc, cháo hay canh,… một cách dễ dàng và đơn giản

+ Tiện lợi và an toàn

Vì hơi nước được giữ trong nồi suất chính vì vậy cho nên quá trình nấu không gian bếp của bạn sẽ không bị ám mùi thức ăn. Điều này sẽ giúp cho bạn không mất thời gian để dọn dẹp nhiều hay phải sử dụng thêm thiết bị hút mùi.

Ngoài ra tình trạng nước bị trào hay bắn ra ngoài cũng được hạn chế một cách tối đa giúp cho việc vệ sinh sau khi hoàn thành món ăn sẽ dễ dàng và nhanh gọn hơn

nồi áp suất

Cách sử dụng nồi áp suất

Khi sử dụng nồi áp suất chúng ta không chỉ cần nắm được cấu tạo nồi áp suất mà chúng ta cần nắm được cách sử dụng để có thể đảm bảo được ăn toàn. Cũng như để giúp có thể nâng cao tuổi thọ của nồi

Cách sử dụng nồi áp suất cơ

Cách sử dụng nồi áp suất cơ vô cùng đơn giản chúng ta tiền hành sử dụng như sau:

+ Trước khi nấu ăn

  • Đối với những thực phẩm như thịt, cá,… thì chúng ta nên thái nhỏ hoặc cắt miếng vừa ăn sau đó tẩm ướp gia vị trước. Vì khi đã cho vào nồi nấu thì sẽ không thể nào mở ra để có thể nêm nếm gia vị được
  • Đối với các loại ngũ cốc như đậu, đỗ, gạo, hạt sen,… thì chúng ta nên ngâm nước từ 4 – 6 tiếng trước khi nấu

+ Khi cho thực phẩm vào nồi

  • Không cho nước vượt quá 2/3 dung tích của nồi. Bởi do cơ chế ngăn chặn sự thoát hơi nên lượng nước trong nồi được bảo toàn gần như một cách nguyên vẹn. Chính vì vậy khi chúng ta cho quá nhiều nước sẽ dẫn đến tình trạng nước bị trào hoặc thực phẩm trao qua van làm tắc van khí
  • Sau khi đã cho thức ăn vào nồi thì cần đập kín lại. Phần tay nắm trên và tay nắm dưới vào đúng run với nhau
  • Ban đầu thì chúng ta nên nấu với lửa lớn khi mà nồi sôi thì nên giảm lửa để có thể tiết kiệm được nhiên liệu

+ Khi lấy thức ăn ra khỏi nồi

  • Tắt bếp trước khi lấy thức ăn chín ra khỏi nồi
  • Mở van, xả cho áp suất trong và ngoài nồi được cân bằng thì mới mở nắp nồi

cách sử dụng nồi áp suất

Cách sử dụng nồi áp suất điện

Cách sử dụng nồi áp suất điện cũng như đối với nồi áp suất cơ nhưng nó cần có một số lưu ý sau:

+ Kiểm tra nồi trước khi nấu xem có an toàn không. Chúng ta kiểm tra kỹ phần dây điện, gioăng cao su, van xả trước khi tiến hành nấu

+ Nồi áp suất điện tiêu thụ công suất lớn chính vì vậy cho nên cắm nó 1 mình 1 ổ điện. Để tránh gây ra việc quá tải điện sinh ra chập cháy

+ Tuyệt đối không được mở nắp trong quá trình nấu

+ Đối với lại các loại thực phẩm ngũ cốc như gạo, đậu đỗ thì nên giảm áp suất thông qua van giảm để tránh việc làm tắc nghẽn van

cách sử dụng nồi áp suất điện

Đó là toàn bộ các cách sử dụng nồi áp suất an toàn nhất cũng như cấu tạo nồi áp suất. Rất mong những thông tin đó sẽ đem lại hữu ích cho các bạn.

 

Chia sẽ bài viết


1900 633 942