Cách đọc chỉ số huyết áp trên máy omron

cách đọc chỉ số huyết áp trên máy omron

Cách đọc chỉ số huyết áp trên máy omron

Máy đo huyết áp điện tử ngày càng phổ biến vì tính ưu việt, tiện dụng và độ chính xác cao, nhất là máy đo huyết áp mang thương hiệu Omron. Do đó cách đọc chỉ số huyết áp trên máy Omron cũng rất đáng được quan tâm.

Người bị bệnh về huyết áp phải thường xuyên theo dõi huyết áp để nhanh chóng phát hiện và xử trí kịp thời. Tuy nhiên, nhiều người bệnh không biết cách đo huyết áp tại nhà và chỉ đo khi đến các trạm y tế hay bệnh viện kiểm tra theo định kỳ. Hãy tham khảo bài viết sau để giúp bạn biết cách đo huyết áp tại nhà và cách đọc chỉ số trên máy đo huyết áp Omron một cách chính xác nhất.

Tìm hiểu chung về chỉ số huyết áp

Cùng tìm hiểu về chỉ số huyết áp. Để qua đó hiểu được cách đọc chỉ số huyết áp trên máy Omron chính xác nhất.

Chỉ số huyết áp là gì?

Chỉ số huyết áp là con số đo thể hiện áp lực của máu lên động mạch khi tim thực hiện co bóp và giãn ra. Cụ thể có hai loại chỉ số đo huyết áp mà bạn cần quan tâm:

  • Huyết áp tâm thu: là chỉ số huyết áp lớn nhất, thường nằm ở vị trí phía trên thể hiện áp lực của máu lên động mạch khi tim thực hiện hành động co bóp.
  • Huyết áp tâm trương: là chỉ số huyết áp thấp nhất, thường nằm ở vị trí phía dưới thể hiện áp lực của máu lên động mạch khi tim thực hiện hành động giãn ra.

đo chỉ số huyết áp

Các mức huyết áp

Chỉ số huyết áp bình thường:

Theo như phân loại của Hội tim mạch và huyết áp Châu âu (ESC/ESH) năm 2018 chỉ số huyết áp bình thường được xác định khi:

  • Huyết áp tâm thu từ: 90 mmHg đến 129 mmHg.
  • Huyết áp tâm trương: Từ 60 mmHg đến 84 mmHg.

Huyết áp thấp:

Chỉ số huyết áp thấp được xác định khi:

  • Huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp tâm thu < 90 mmHg hoặc chỉ số huyết áp tâm trương < 60 mmHg.

Huyết áp thấp dẫn tới hiện tượng máu không cung cấp đủ cho sự hoạt động các cơ quan nhất là những cơ quan ở xa và trên cao như não có thể có biểu hiện như: hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn….

Huyết áp cao:

Chỉ số huyết áp cao được xác định khi chỉ số huyết áp tâm thu > 90 mmHg hoặc chỉ số tâm trương > 60 mmHg.

Huyết áp cao hay còn gọi tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận… làm cho hàng trăm nghìn người bị liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm. Các bệnh tim mạch này đang là nguyên nhân gây ra tử vong số một tại Việt Nam, chiếm tới 33% tổng số ca tử vong toàn quốc. Năm 2009 theo thống kê tỷ lệ cao huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên là 25,1%.

Bảng huyết áp theo độ tuổi

Huyết áp bình thường theo độ tuổi

Phân loạiChỉ số đo huyết áp bình thường (mmHg)Giá trị cao nhất có thể đạt tới (mmHg)
Trẻ sơ sinh từ 1 – 12 tháng tuổi75/50100/70
Trẻ nhỏ từ 1 – 5 tuổi80/50110/80
Trẻ em từ 6 – 13 tuổi85/55120/80
Trẻ em từ 13 – 15 tuổi95/60104/70
Trẻ vị thành niên từ 15 – 19 tuổi105/73120/81
Thanh niên từ 20 – 24 tuổi109/76132/83
Thanh niên từ 25 – 29 tuổi121/80133/84
Người trưởng thành từ 30 – 34 tuổi110/77134/85
Người trưởng thành từ 35 – 39 tuổi111/78135/86
Người trung niên khoảng từ 40 – 44 tuổi125/83137/87
Người trung niên từ 45 – 49 tuổi127/64139/88
Người lớn tuổi từ 50 – 54 tuổi129/85142/89
Người lớn tuổi từ 55 – 59 tuổi131/86144/90
Người trên 60 tuổi134/87147/91

Cách đọc chỉ số huyết áp trên máy Omron

Bạn có thể thực hiện đo huyết áp tại nhà với máy đo huyết áp Omron Cho dù là máy đo huyết áp điện tử ở bắp tay hay cổ tay thì cách đọc các chỉ số huyết áp trên máy Omron thường không khác gì nhau. Cụ thể các chỉ số như:

  • Chỉ số huyết áp ở trên cùng biểu thị chỉ số đo huyết áp tối đa hay tâm thu. Giá trị thường nằm ngang với kí tự SYS.
  • Chỉ số huyết áp ở phía dưới biểu thị chỉ số đo huyết áp tối thiểu hay tâm trương. Giá trị thường nằm ngang với kí tự DIA.
  • Ngoài ra, ở một số máy đo huyết áp còn thể hiện thêm chỉ số đo nhịp tim, thường nằm ngang với ký tự Pulse
  • Dựa vào các chỉ số được hiển thị, bạn có thể biết tình trạng huyết áp của mình là bình thường, cao hoặc thấp.
  • Chỉ số huyết áp dưới dạng tỉ lệ sẽ là huyết áp tâm thu/tâm trương.

Ví dụ, bạn đo được huyết áp tâm thu là 120 và huyết áp tâm trương đo được là 80, vậy kí hiệu chỉ số huyết áp đo được sẽ là 120/80mmHg. Đây là cách đọc chỉ số huyết áp trên máy Omron đúng.

cách đọc chỉ số huyết áp trên máy omron

Xem thêm: Các loại máy đo huyết áp Omron tốt nhất hiện nay

Những sai lầm phổ biến khiến đo huyết áp cho kết quả đo sai

Máy đo huyết áp vẫn cho chỉ số đo chính xác lên đến 99% nếu như bạn áp dụng cách đo máy huyết áp omron đúng. Tuy nhiên máy cũng trả về kết quả đo sai do chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Dẫn đến cách đọc chỉ số huyết áp trên máy omron không thể chính xác. Sau đây là những sai lầm phổ biến dẫn đến kết quả sai:

  • Không đúng tư thế đo. Bạn nên ngồi hoặc nằm với tư thế thoải mái, duy trì tư thế thoải mái khoảng 5 phút và giữ cho cơ thể thả lỏng trước khi đo.
  • Di chuyển, cử động trong lúc đo huyết áp.
  • Đặt vị trí đo huyết áp không đúng ở khi dùng máy đo cổ tay hay bắp tay.
  • Đo huyết áp một lần. Để xác định chính xác tình trạng huyết áp cao, thấp hoặc bình thường, nên đo huyết áp ít nhất 2 lần trong ngày để theo dõi và ghi chép hoặc sao lưu vào trong máy (dạng máy có bộ nhớ lưu trữ).
  • Uống thuốc trước khi đo huyết áp.
  • Về lưu ý cách đọc chỉ số trên máy đo huyết áp Omron đúng, máy đo huyết áp kém chất lượng, hoặc sắp hết pin cũng cho kết quả sai.
  • Dùng đồ uống có chất kích thích (cà phê, rượu bia, thuốc lá…) trước khi đo.
  • Nên đi vệ sinh trước khi đo huyết áp.

Khi thực hiện đo huyết áp bạn nên chú ý tuân thủ các nguyên tắc sau:

Bệnh nhân phải ngồi đúng tư thế đo. Trước khi đo, tâm trạng của người đo phải thoải mái, ngồi thư giãn trên ghế 5-10 phút.

Không ăn, không uống, không nói trong lúc đo huyết áp vì sẽ cho kết quả đo sai lệch.

Vị trí đo huyết áp phải đúng. Với máy đo điện tử, bạn có thể đo huyết áp ở cổ tay hay bắp tay tay miễn là vị trí quấn vòng bít phải ngang với tim. Nếu đo ở bắp tay, bạn có thể đặt cánh tay nằm ngửa trên mặt bàn sao cho mép vòng bít cách khuỷu tay khoảng 2cm. Nếu đo ở cổ tay, bạn phải gập cánh tay một góc khoảng 45 độ để cổ tay ngang với tim.

đo chỉ số huyết áp đúng cách

Nên đo huyết áp ít nhất một ngày hai lần, trước khi uống thuốc vào buổi sáng và sau bữa ăn chiều khoảng 1 giờ. Ghi lại tất cả kết quả, ngày và giờ đo vào sổ để bác sĩ đánh giá trong lần tái khám. Nếu bạn dùng loại máy đo huyết áp đã có sẵn bộ nhớ lưu kết quả đo cùng thời gian đo sẽ tiện hơn.

Trong trường hợp đo nhiều lần mà chỉ số huyết áp vẫn quá cao, quá thấp hoặc không trùng khớp với những chẩn trị bệnh trước đó, cần đến bệnh viện để có biện pháp điều trị phù hợp.

Nếu máy đo sắp hết pin, nên thay pin mới và đo lại huyết áp để tránh kết quả sai lệch.

Chia sẽ bài viết


has been added to your cart.
Thanh toán
1900 633 942